Áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các hãng bia, thuế suất
thuế TTĐB tăng thuế suất 5% từ ngày 01/01//2017. Tác động từ các chính sách
phòng chống tác hại đồ uống có cồn đến hành vi và mức tiêu dùng của người uống
bia. Những điều này khiến dự báo năm 2017 với ngành bia không hề dễ dàng.
Việc gia nhập hiệp định TPP và một loạt các hiệp định thương mại tự do đối
với ngành bia, biến động tỷ giá, giá xăng, dầu, năng lượng tiềm tàng khả năng
làm gia tăng chi phí nhập khẩu các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bia.
Giá xăng, dầu có xu hướng tăng dẫn đến chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất
tăng theo. Tỷ giá có chiều hướng tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm bia.
1.
Các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản năm 2017:
- Sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt 1.660
triệu lít, tăng 5% so năm 2016;
- Tiêu thụ Rượu, Cồn đạt 2,4 triệu lít, tương
đương thực hiện năm 2016;
- Tiêu thụ NGK đạt 39 triệu lít, tăng 3% so
năm 2016;
- Tổng doanh thu đạt 41.096
tỷ đồng, tăng 7% so năm 2016;
- Lợi nhuận trước thuế đạt 5.253 tỷ đồng, tương đương thực hiện năm 2016;
- Tổng nộp ngân sách toàn hệ thống đạt 9.338 tỷ
đồng, tương đương thực hiện năm 2016;
- Tiền lương
bình quân người lao động toàn hệ thống: 17,384 triệu/người/tháng, tăng 2,4% so với năm 2016;
2.Phương
hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
Lấy phương
châm “Thương mại là mặt trận hàng đầu, Kỹ thuật công nghệ là nền tảng, Quản
trị là quyết định”. Năm 2017 SABECO sẽ tiếp tục triển khai các nhóm
công việc sau:
2.1
Marketing, Bán hàng – Điều vận:
-
Định vị sản phẩm theo thị trường và chiến lược phát triển thị trường dài hạn.
Cấu trúc hệ thống phân phối hướng đến việc kiểm soát theo kênh và từng phân
khúc sản phẩm. Chú trọng phát triển thị trường nông thôn, gắn với các chương
trình hỗ trợ cộng đồng.
-
Quy hoạch kho, xây dựng bản đồ vận tải và từng bước tối ưu hoá hoạt động vận
tải, tập trung quản trị vận tải vượt tuyến; đa dạng hoá các phương thức vận tải,
đảm bảo cung cấp đủ hàng vào các dịp cao điểm.
-
Tập trung đầu tư chi phí Marketing để xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho
các nhãn hàng theo định vị và chiến lược phát triển dài hạn, trong đó định vị sản
phẩm trên từng phân khúc.
-
Đối với ngành Rượu – Nước giải khát: Tiếp tục chỉ đạo xây dựng kế hoạch
phát triển thị phần, thị trường theo định hướng của Tổng Công ty, thực hiện hỗ
trợ kinh phí Marketing dài hạn để thúc đẩy công tác bán hàng, quảng bá sản phẩm.
2.2 Công tác Tổ chức – Nhân sự:
Tiếp tục xem
xét và thực hiện theo lộ trình Đề án tái cấu trúc nhân sự và điều chỉnh chức
năng nhiệm vụ của các Ban chức năng của Tổng Công ty. Rà soát lao động, bố trí
lao động có năng lực phù hợp từng vị trí công việc. Triển khai đánh giá lại việc
trả lương cho người lao động, đánh giá chất lượng giao việc sau tuyển dụng.
-
Đầu tư tập trung ngày càng cao trong công tác đào tạo nhân sự. Thực hiện và
rà soát thường xuyên hơn đối với công tác đánh giá sử dụng, luân chuyển cán bộ.
Đảm bảo thu nhập của người lao động.
2.3 Công tác Cung ứng, Kỹ thuật - Sản xuất
và Chất lượng:
-
Hoàn thiện mối quan hệ Cung ứng – Sản xuất –
Tiêu thụ - Thị trường theo vùng tiêu thụ, tối ưu hóa mối quan hệ tiền - hàng
trong hệ thống.
-
Thường xuyên theo dõi tình hình biến động thị trường
đối với các mặt hàng malt, houblon, nhôm … để kịp thời có quyết định cung ứng
nguyên vật liệu với giá cả phù hợp nhất. Định kỳ đánh giá, cập nhật danh sách
nhà cung cấp để mở rộng và hoàn thiện chuỗi cung ứng, Logistics.
-
Tập trung hơn nữa công tác nghiên cứu phát triển
(R&D) theo Chiến lược áp dụng khoa học công nghệ và xây dựng lộ trình
tung các sản phẩm bia ở nhiều phân khúc nhằm khẳng định vị thế và thương hiệu
Bia Sài Gòn trong ngành đồ uống. Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng bao
bì thùng, nhãn, nắp.
2.4 Công tác Kế
hoạch, Tài chính – Kế toán, Đầu tư:
-
Triển khai đúng tiến độ lộ trình thoái vốn Nhà nước
tại SABECO, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và
Bộ Công Thương.
-
Tăng cường công tác quản trị tài chính trên toàn hệ
thống. Tiến hành đánh giá có hệ thống các tác động của TTP và các hiệp định
thương mại đến quá trình SXKD Bia Sài Gòn để xây dựng chiến lược đầu tư & sử
dụng vốn nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty.
-
Tiếp tục rà soát, đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại
các đơn vị có nhiều rủi ro, tỷ suất sinh lời thấp.
-
Xây dựng kế hoạch sát với thực tế và tiết giảm
chi phí phù hợp với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhằm tăng hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
2.5 Công tác khác:
- Tiếp tục thực hiện công tác bảo vệ môi trường,
an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo hộ lao động, công tác phòng chống cháy nổ, công
tác dân quân tự vệ và an ninh quốc phòng.
- Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách, chăm lo
đời sống vật chất tinh thần đối với người lao động để người lao động yên tâm
làm việc, gắn bó xây dựng Tổng Công ty.
- Thực hiện trách nhiệm với xã hội thông qua
các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào bị thiên
tai, chương trình vì biển đảo quê hương và các chương trình an sinh xã hội
khác.
Nhận xét
Đăng nhận xét