Tổng Kiểm toán Nhà nước, ông Hồ Đức Phớc, vừa ký văn bản thông báo kết quả kiểm toán gửi Bộ Công Thương về kết luận kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2016 tại Tổng công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Ngay sau đó, rất nhiều báo chí dựa theo báo cáo này và rút title như một dạng phóng sự điều tra: Lộ diện nhiều sai phạm tại Sabeco; Sabeco nhiều sai phạm... Câu chuyện ở đây đang làm gì và sai phạm thì ai là người phải chịu trách nhiệm?
"LỘ DIỆN" SAI PHẠM TỪ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TẠI SABECO: CHI THƯỞNG QUẢN LÝ CAO GẦN 10 LẦN CÔNG NHÂN
Trên báo Tiêu Dùng (tieudung.vn) có bài khá hấp dẫn của pv Bảo Anh, với tiêu đề "Lộ diện nhiều sai phạm tại Sabeco"
Theo bài báo này, qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã phát hiện Công
ty TNHH MTV Thương mại bia Sài Gòn (công ty con của Sabeco) chỉ thuê duy nhất một
đơn vị thực hiện vận chuyển bia trong hệ thống. Do vậy, khi thay đổi đơn giá vận chuyển,
có trường hợp đã áp dụng không đúng thời điểm làm tăng chi phí vận chuyển năm
2016 số tiền 3,7 tỷ đồng.
KTNN kiến nghị Sabeco phải xem xét trách nhiệm tập thể,
cá nhân trong việc áp dụng đơn giá thanh toán chi phí vận chuyển cho nhà cung cấp
không đúng thời điểm dẫn đến thanh toán vượt 3,7 tỷ đồng. Theo chúng tôi được biết, nhà cung cấp dịch vụ này cũng chính là một đơn vị thành viên của Sabeco, đã được cổ phần hóa. Việc lựa chọn một công ty vận chuyển, có xe chuyên dụng và đạt chất lượng an toàn, chắc chắn Sabeco sẽ phải cân nhắc chú ý tới chính công ty con của mình.
Các nhà đầu tư Thái chính thức nhận nhiệm vụ điều hành Sabeco
KTNN còn phát hiện nhiều bất cập khác như: tổng các khoản nợ
phải thu quá hạn, khó đòi của 8 đơn vị được kiểm toán tại thời điểm ngày
31/12/2016 là hơn 60 tỷ đồng, trong đó, các đơn vị đã trích lập dự phòng 58,5 tỷ
đồng; hàng tồn kho chậm luân chuyển tại Công ty mẹ 22,7 tỷ đồng; Nhà máy bia
Sài Gòn Củ Chi thuộc Công ty mẹ đã tham gia bán lẻ xăng dầu trong khi không có
chức năng kinh doanh xăng dầu...
Một chi tiết rất đáng chú ý, thực tế cũng tạo dư luận trong toàn Tổng Công cũng được KTNN làm rõ. Đó là, công ty mẹ chưa ban hành quy chế khen thưởng làm
cơ sở thực hiện nên gây ra bất cấp và tạo dư luận không tốt. Thực tế, Công ty mẹ thực hiện chi tiền thưởng cho người lao động
bằng 2,3 lần lương tháng thực hiện bình quân, thế nhưng lại CHI TIỀN THƯỞNG CHO NGƯỜI QUẢN LÝ BẰNG 20,3 LẦN THÁNG LƯƠNG THỰC HIỆN BÌNH QUÂN, cao hơn nhiều khi so
sánh với mức thưởng cho người lao động.
Mức được thưởng cho người quản lý của
năm 2016 (3 tháng lương thực hiện) và năm 2017 (1,5 tháng lương thực hiện) cho
cả 2 nhóm đối tượng.
Bên cạnh đó, Sabeco đã chi khen thưởng cho 3 sáng kiến
22,5 tỷ đồng nhưng tiền thưởng được chi cho tất cả cán bộ, nhân viên của Công
ty mẹ và một số đơn vị bên ngoài, trong khi sáng kiến thưởng là của một cá nhân
hoặc một nhóm người.
GÓP VỐN THAY CHO DOANH NGHIỆP KHÁC - KHÓ HIỂU TRONG ĐẦU TƯ
Cũng theo KTNN, Sabeco còn thiếu sót trong công tác quản lý
đầu tư, góp vốn, thoái vốn tại các công ty con.
Minh chứng là khi góp vốn thành
lập Công ty TNHH Sabeco HP, trên danh nghĩa Công ty mẹ góp 26% vốn điều lệ
nhưng thực chất chỉ góp vốn và hưởng quyền lợi tương ứng với 8% vốn điều lệ,
18% vốn điều lệ còn lại do Công ty mẹ đứng tên góp vốn thay cho Công ty TNHH Đầu
tư Thương mại Du lịch Hiệp Phúc. Nhiều người đang thắc mắc, không biết ai đang đứng sau Công ty TM DL HIỆP PHÚC này?
Hoặc khi thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl, Công
ty mẹ đã thuê 3 công ty thẩm định giá trị DN để xác định giá khởi điểm. Theo
đó, giá trị khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, Quận 1 (TP.HCM) được Công ty TNHH
Cushman & Wakefield định giá cao nhất và được Công ty mẹ chọn.
Nhưng KTNN
cho rằng, việc định giá theo phương pháp so sánh là chưa phù hợp quy định về điều
chỉnh các yếu tố khác biệt; việc định giá theo phương pháp thặng dư sử dụng tỷ
suất chiết khấu để quy dòng tiền về giá trị hiện tại cao hơn tỷ suất chiết khấu
do Hội đồng thẩm định giá đất TP Hồ Chí Minh và các đơn vị tư vấn thẩm định giá
xác định trong năm 2016, đã làm giảm đáng kể giá trị DN.
Đánh giá về công tác quản lý, sử dụng đất của Sabeco, KTNN
cho rằng còn có vướng mắc. Cụ thể, Sabeco có khu đất được đưa vào xác định giá
trị DN tại thời điểm ngày 31/12/2016 nhưng đến nay, UBND TP Hồ Chí Minh vẫn
chưa có ý kiến về việc giao đất cho đơn vị nên Sabeco đang tiếp tục trả tiền
thuê hằng năm, đồng thời nợ phải trả khác với số tiền hơn 735 tỷ đồng.
Về việc góp vốn vào Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tân
Thành, năm 2009 Công ty mẹ đã góp đủ vốn điều lệ và vốn góp đầu tư bằng giá trị
2 khu đất, nhưng các cổ đông khác đã chậm góp vốn điều lệ (đến ngày 16/9/2014 mới
góp đủ vốn điều lệ) và đến thời điểm kết thúc kiểm toán vẫn chưa góp vốn đầu tư
675,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay Công ty mẹ vẫn chưa làm việc với đối tác TÂN THÀNH để đảm bảo
quyền lợi cho mình.
Ngoài ra, Sabeco còn có 10 khoản đầu tư dài hạn khác phải lập
dự phòng tổn thất sau đầu tư với số tiền gần 445 tỷ đồng, bằng 77,8% giá trị đầu
tư theo sổ kế toán, trong đó, có 9 khoản đầu tư bị tổn thất vốn lớn.
NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHƯA ĐÚNG
Trong tổng số kiến nghị tăng thu thuế GTGT hơn 9,4 tỷ đồng,
KTNN đã kiến nghị 2 đơn vị sản xuất bã hèm bia của Sabeco phải nộp trên 8,7 tỷ
đồng do trước đó đơn vị đã kê khai thuế GTGT 10% trong năm 2015, 2016 nhưng điều
chỉnh thành sản phẩm không chịu thuế GTGT vào năm 2016, 2017.
Bởi bã hèm bia mà
các đơn vị bán ra là thức ăn chăn nuôi chưa đăng ký lưu hành, không có trong
danh mục thức ăn chăn nuôi trong nước được phép lưu hành nên không thuộc đối tượng
không chịu thuế GTGT.
Liên quan đến việc chia cổ tức để nộp NSNN trước khi thoái vốn,
theo kết quả kiểm toán, lợi nhuận sau phân phối tại ngày 31/12/2016 của Sabeco
là hơn 2.800 tỷ đồng. Công ty mẹ đã phân phối tiếp gần 76 tỷ đồng lợi nhuận của
năm 2016 vào quý I/2017. Lợi nhuận còn lại của Sabeco các năm từ 2016 trở về
trước hơn 2.700 tỷ đồng. KTNN đã kiến nghị nộp NSNN gần 2.500 tỷ đồng lợi nhuận
còn lại từ năm 2016 trở về trước, tương ứng tỷ lệ vốn nhà nước của Sabeco tại
thời điểm ngày 31/12/2016 là 89,59%.
Đối với lợi nhuận còn lại chưa phân phối của
năm 2016, đại diện vốn tại Sabeco chưa có đề xuất và Bộ Công Thương chưa có chủ
trương phân phối tiếp để chia cổ tức sau khi Bộ Công Thương quyết định chi trả
cổ tức năm 2016 bằng 30% vốn điều lệ.
Theo kết quả kiểm toán, Công ty mẹ đã hạch
toán toàn bộ số thuế TTĐB truy thu giai đoạn 2007-2009 vào chi phí tính thuế
TNDN năm 2016, không sử dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối từ năm 2015 trở về
trước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Vì vậy, KTNN đã loại trừ khỏi chi phí
tính thuế TNDN năm 2016 đối với số thuế TTĐB truy thu giai đoạn 2007-2009 số tiền
gần 728 tỷ đồng.
Kiến nghị quan trọng được KTNN đưa ra sau khi thực hiện kiểm
toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản
nhà nước năm 2016 của Sabeco là Công ty mẹ và các đơn vị phải thực hiện nộp
NSNN tăng thêm hơn 2.668 tỷ đồng.
Theo đó, các
khoản tăng thu cụ thể gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT) hơn 9,4 tỷ đồng, thuế
thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hơn 162 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 167
triệu đồng, lợi nhuận còn lại sau phân phối hơn 2.495 tỷ đồng, tiền thuê đất
510 triệu đồng, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hơn 31 triệu đồng và phí bảo vệ
môi trường 16 triệu đồng.
Nhận xét
Đăng nhận xét