Theo các chuyên gia, trong một ngày, nếu đứa trẻ chỉ uống một
lon nước ngọt thôi là đã nạp 36 gram đường vào cơ thể, tương đương gần nửa lạng
đường. Đây là lý do khiến trẻ em, người lớn bị thừa cân, béo phì ngày càng nhiều.
Đồng thời, cũng có nhiều cảnh báo, nếu trên 40 tuổi mà thường
xuyên uống nước ngọt, kể cả nước trái cây ngọt, có thể bị đột tử hoặc nhiều bệnh
nguy hiểm về tim mạch.
NGƯỜI VIỆT UỐNG NƯỚC NGỌT NHIỀU VÀ TIÊU THỤ ĐƯỜNG CAO GẤP ĐÔI KHUYẾN CÁO CỦA WHO
Tại hội thảo công bố các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có cồn để phòng các bệnh không lây nhiễm
ngày 22-6, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho
biết hiện nay trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5 gram đường,
cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo của WHO.
Đồ uống uống có đường hiện rất đa dạng và được trẻ em yêu
thích khiến việc tiêu thụ sản phẩm này tăng nhanh nhất, gấp 7 lần trong 15 năm
qua.
Theo một nghiên cứu mới đây, sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất
là trà uống liền (hơn 2.000 triệu lít), tiếp đến là nước uống có ga (hơn 1.000
triệu lít), đồ uống thể thao (gần 600 triệu lít), nước tăng lực và nước uống
trái cây (gần 360 triệu lít).
Khảo sát cũng cho biết thị trường đồ uống có gas tại Việt
Nam tăng nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,2%. "Đồ uống có đường
có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn, nhất
là các đồ nướng, rán. Tuy nhiên, sử dụng đồ uống có đường sẽ dẫn đến nguy cơ
cao mắc các bệnh không lây nhiễm: thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng
xương, gây ra những biến chứng nặng nề như tim mạch.
Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay (chiếm
33%/73% nguyên nhân tử vong hàng năm). Trong khi đó, tại Việt Nam, tỉ lệ thừa
cân béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, tỉ lệ này tăng
nhanh từ 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015. Tại TP HCM tỉ lệ này lên tới
10,8%"- ông Bắc nhấn mạnh.
Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy lứa tuổi 13-17 tiêu thụ
nước uống có gas nhiều nhất. Cứ 3 học sinh (13-17 tuổi) thì có 1 học sinh uống
nước ngọt mỗi ngày.
Trong khi đó, phân tích lượng đường trong một lon nước ngọt,
một chuyên gia dinh dưỡng cho biết theo công bố trên nhãn của nhà sản xuất, 100
ml nước ngọt thì tạo ra 42 kcal.
Thế nhưng một lon nước ngọt lại thường được đóng hơn 300 ml và
hầu hết mọi người đều có tâm lý, đã mở ra thì cố uống, bỏ thì tiếc nên lại uống
cố, đồng nghĩa với việc sẽ nạp khoảng 140 kcal.
Để uống 1 lon nước ngọt rất nhanh, nhưng để tiêu thụ được lượng
đường này sẽ mất khoảng 60 phút đi bộ, nên nhớ là tói 60 phút đó, kinh chưa?
Theo PGS-TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng
Quốc gia, không chỉ nguy hiểm ở việc nạp nhiều đường mà trẻ uống quá nhiều nước
ngọt có gas sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Do đó, những trẻ này
không phát triển nhiều về chiều cao, trong khi đó, bề ngang lại "phát tướng"
vì nước ngọt này có hàm lượng đường rất cao, dễ gây béo phì.
CHUYÊN GIA Y TẾ CẢNH BÁO NƯỚC LÀ NGUY CƠ DẨN ĐẾN NHIỀU CĂN BỆNH CHẾT NGƯỜI
Tại hội thảo, TS Juliawati Untoro, chuyên gia dinh dưỡng WHO
khu vực Tây Thái Bình Dương, nhấn mạnh nước ngọt là loại thực phẩm cung cấp
năng lượng nhanh nhưng nghèo dinh dưỡng do có chứa quá nhiều đường.
Tiêu thụ đồ uống có đường là một trong những yếu tố nguy cơ
chính gây tình trạng béo phì. Một đứa trẻ thường xuyên uống nước ngọt sẽ tăng
0,24% chỉ số khối cơ thể (IBM) so với trẻ không uống nước ngọt. Trẻ từ 2-5 tuổi
thường xuyên uống nước ngọt thì nguy cơ béo phì lên tới hơn 40%. Nước ngọt cũng
làm tăng cân ở người lớn.
Một nghiên cứu kéo dài trên 8 năm với 50.000 phụ nữ có và
không có thói quen uống nước ngọt cho thấy những phụ nữ uống nhiều hơn 1 lon nước
ngọt/ngày đã tăng tới 8 kg trọng lượng cơ thể, trong khi giảm tiêu thụ nước ngọt
chỉ tăng 2,8 kg. Với mỗi lon nước ngọt uống thêm mỗi ngày, nguy cơ bị béo phì
tăng 60% trong 1,5 năm.
Cùng đó, nghiên cứu trên 90.000 phụ nữ thích uống nước ngọt
thì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 2 lần so với người không
thường xuyên uống loại đồ uống này.
Việc uống trung bình 1 lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy
cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc chết vì nhồi máu cơ tim cao hơn 20% so với những người
khi sử dụng đồ uống này. Đặc biệt, việc tiêu thụ đồ uống có đường cũng làm tăng
nguy cơ bị ăn mòn răng, dễ sâu răng và tăng nguy cơ loãng xương.
Nghiên cứu này cũng
chỉ ra, việc tiêu thụ đồ uống có đường, kể cả nước trái cây, làm tăng nguy cơ tử
vong sớm ở những người trên 45 tuổi.
Kết luận này được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Emory
ở Hoa Kỳ sau khi thực hiện nghiên cứu trên hơn 30.000 người. Đây đều là những
người không mắc bệnh tiểu đường và không bị các bệnh tim mạch.
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách quan sát nhóm tình nguyện
trong 6 năm, nếu trong quá trình đó có người chết, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu
nguyên nhân gây ra cái chết, đặc biệt là một số yếu tố dễ gây tử vong như hút
thuốc lá, hoạt động thể chất và thậm chí cả mức thu nhập.
Kết quả cho thấy, những người uống khoảng một lít nước ngọt
mỗi ngày có khả năng cao gấp đôi sẽ chết vì bệnh mạch vành so với những người uống
ít hơn 30 ml mỗi ngày. Đồng thời, các thực phẩm chứa đường khác cũng không làm
tăng nguy cơ tử vong sớm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của trường Y tế cộng đồng Harvard TH
Chan (Boston, Mỹ) cũng cho thấy những người thường xuyên uống từ 1 - 2 lon nước
ngọt/ngày tăng 35% nguy cơ đau tim, tăng 16% nguy cơ đột quỵ và tăng 26% nguy
cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 so với những người không uống.
Theo các chuyên gia của trường trường này, nước ngọt, đặc biệt
là nước có ga gây hại cho sức khỏe tim mạch và nó được chuyển hóa chuyển thành
chất béo tại gan.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Trường ĐH Miami (Mỹ) cũng
chỉ ra rằng, sử dụng nước ngọt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Những người hàng ngày uống nước ngọt thì 43% bị mắc những bệnh tim mạch các dạng
khác nhau. Các nước uống có ga cũng chứa những chất làm ngọt nhân tạo, như
asparrtam, gây ung thư và hại gan.
Nhận xét
Đăng nhận xét