Cuối năm ngoái khi HABECO công bố tỉ lệ trả cổ tức 18% thì BỘ
CÔNG THƯƠNG sẽ nhận được 340 tỉ đồng cổ tức. Tuy nhiên, vấn đề nhà nước thoái vốn
ở doanh nghiệp này đến nay vẫn rất lùm xùm, dù kế hoạch thoái vốn được xây dựng
trước so với SABECO.
Điều đáng chú ý, trong tài liệu này Habeco không đề cập đến tiến trình
thoái vốn nhà nước. Nhà nước vẫn đang nắm 82% vốn tại Habeco, đối tác nước
ngoài là Carlsberg đang giữ hơn 17%
Câu chuyện việc thoái vốn ở đây vẫn đang thời sự, mà mấu chốt
khi thoái vốn phải ưu tiên cho nhà đầu tư CARLSBERG khiến mọi thứ lại bị neo ở
đây… Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hải Thắng nói, điểm vướng mắc lớn nhất hiện
nay của Habeco là hợp đồng đã ký kết với Carlsberg và khi thoái vốn thì đầu
tiên phải ưu tiên cam kết giữa Habeco và Carlsberg.
CHẬM THOÁI VỐN VÌ LÙM XÙM NHÂN SỰ
Đầu tiên phải nói đến những lùm xùm tại HABECO trong năm năm
2017, khi mà vào ngày 30/8 doanh nghiệp này bất ngờ dừng quyền điều hành của Tổng
giám đốc Nguyễn Hồng Linh. Theo công bố, quyết định này đã được HĐQT của Habeco
ban hành bằng Nghị quyết số 16/NQ-HĐQT ký ngày 16/8.
Cụ thể, ông Nguyễn Hồng Linh, người đại diện phần vốn nhà nước
tại Habeco, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc tạm dừng thực hiện nhiệm vụ điều
hành để tập trung thực hiện nhiệm vụ thoái vốn nhà nước tại Habeco và thu hồi
công nợ, xử lý các vấn đề liên quan giữa Công ty cổ phần bia Hà Nội - Nghệ An
và Tổng công ty hợp tác kinh tế Việt Lào, kể từ 0 giờ ngày 21/8 cho đến khi có
văn bản khác thay thế.
Đồng thời, ông Ngô Quế Lâm, Phó tổng giám đốc Habeco là người
được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc - người đại
diện theo pháp luật của Habeco kể từ ngày 21/8. Ông Ngô Quế Lâm sinh ngày
7.9.1972 tại Thái Nguyên, đã có nhiều năm công tác tại Habeco. Tổng công ty
Habeco hiện niêm yết và giao dịch trên Sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM nhưng Bộ
Công thương thay mặt nhà nước vẫn đang sở hữu đến 81,79% vốn điều lệ. Bên cạnh
đó, cổ đông ngoại là tập đoàn Carlsberg sở hữu 17,34% vốn điều lệ.
Với những biến động như vậy, việc thúc đẩy thoái vốn nhà nước
tại doanh nghiệp này lại có những điều chỉnh cần rà soát và chắc chắn chậm lại.
ƯU TIÊN CHO NHÀ ĐẦU TƯ CASLSBERG
Tuy nhiên, liên quan vấn đề này phóng viên Ngọc Thắng của
báo Thanh Niên đã hỏi đại diện Bộ Công thương là Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, vị thứ
trưởng này cho biết, Công ty cổ phần bia rượu và nước giải khát Hà Nội (Habeco)
đang vướng mắc hợp đồng ký với Carlsberg nên khi thoái vốn thì phải ưu tiên cam
kết với đối tác này.
Nói về thoái vốn tại các doanh nghiệp ngành công thương,
theo ông Đỗ Thắng Hải, mặc dù thoái vốn là chủ trương nhất quán và xuyên suốt từ
Thủ tướng cho đến các lãnh đạo của Chính phủ song vì một số lý do, nguyên nhân
dẫn đến việc thoái vốn không được theo kế hoạch và không được như kỳ vọng.
Ngoài việc nhiều chính sách hiện nay chưa đồng bộ, cho nên
khi thực hiện việc thoái vốn, còn có những vướng mắc nhất định, một nguyên do
khác, theo ông Hải, "có thể một số cơ quan, kể cả bộ, ngành, địa phương
chưa thực sự quyết liệt trong việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ”.
Với trường hợp điển hình là tại Habeco, ông Hải cho biết điểm
quan trọng hiện nay là hợp đồng đã ký kết với Carlsberg. “Khi chúng ta thực hiện
thoái vốn thì đầu tiên phải ưu tiên cam kết giữa hai doanh nghiệp Habeco và
Carlsberg, phải ưu tiên họ trước trong việc mua cổ phần của Nhà nước”, ông Hải
nhấn mạnh và cho hay đây là vấn đề mà Bộ Công thương đã phải lập ra một tổ công
tác, do một lãnh đạo của Bộ phụ trách với sự tham dự của nhiều đơn vị.
“Chúng tôi cũng đã thực
hiện và thường xuyên báo cáo cập nhật vấn đề này với Thủ tướng Chính phủ và Phó
thủ tướng trực tiếp phụ trách vấn đề thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước”, ông Hải nói thêm.
Trong một diễn biến liên quan, Hội đồng quản trị Habeco đã
quyết định hoãn họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 (theo kế hoạch là
ngày 24/5) sang tháng 6/2018, sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công thương.
Trước đó, kế hoạch này cũng đã lùi từ cuối tháng 4 sang
trong tháng 5. Trong tài liệu chuẩn bị cho đại hội đã được công bố, Habeco đặt
mục tiêu năm 2018 đạt sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu 500 triệu lít,
tăng 3,7%; doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính 8.895 tỉ đồng, tăng 13%; lợi nhuận
sau thuế 607,3 tỉ đồng, giảm 7,7% so với năm 2017.
Nhận xét
Đăng nhận xét