Hàng loạt những cửa hàng trà sữa cao cấp, mang thương hiệu nước ngoài,
được đầu tư cơ sở vật chất đắt tiền đã tạo nên cơn sốt cho những tín đồ mê trà
sữa và cộng đồng mạng.
Vậy, thức uống này có gì đặc biệt mà khiến cả thị trường đua nhau đầu
tư, kinh doanh đến như vậy?
Trà sữa pha tinh chất đông trùng hạ thảo là bổ cho sức khỏe .
TRÀ SỮA LẤN VÀO CÁC KHU VỰC CÁO CẤP VÀ ĐẮT ĐỎ
Trà sữa xuất hiện lần đầu tiên và
gây sốt ở thị trường Việt Nam từ khoảng những năm đầu 2000. Nhưng chưa bao giờ
thị trường trà sữa nước ta lại sôi động như thời gian gần đây. Trào lưu trà sữa bắt đầu bắt đầu gây "sốc" trở lại bởi sự xuất hiện của hàng loạt những ông lớn ngành trà sữa đến từ Đài Loan, Hongkong, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan… như Gongcha, Koi Thé, Royal Tea, Dingtea, Heekcaa, Uncle Tea, TocoToco, Bobapop, Chamichi…
Với lớp trẻ, người người nó về trà sữa, rủ nhau đi đâu thì cũng ra quán trà sữa ngồi tám. Ở những khu phố sang trọng nhất nước như Ngô Đức Kế, Nguyễn Huệ... có thể thấy những quán trà sữa cao cấp luôn đông nghẹt khách. Các khách hàng trẻ cũng không trung thành với một nhãn nào mà luôn thử những hương vị mới cũng như mua theo sự khuyến mãi của các thương hiệu.
Thực tế, mỗi thương hiệu trà sữa đều có hương vị khác nhau, do cách pha chế
đặc thù của từng thương hiệu. Trung bình một ly trà sữa thương hiệu dao động từ
40.000 – 80.000 đồng, thậm chí có những ly trà sữa “sang chảnh” có giá lên đến
hơn 100.000 đồng tùy vào hương vị và số lượng topping kèm theo.
Trà sữa bây giờ đã không còn là
trà sữa nguyên bản từ trà và sữa nữa. Các cửa hàng đã tìm cách đầu tư cải tiến,
sáng tạo hương vị từ nguyên bản kết hợp với trái cây, nhóm cocktail cũng với
nhiều hương vị khác đã thu hút được sự quan tâm của giới trẻ.
Bên cạnh đó,
không gian sang chảnh, khung cảnh trang trí đẹp mắt, trẻ trung, phù hợp để “sống
ảo” cũng góp phần giúp cho thức uống này đáng giá đồng tiền bỏ ra và được lòng
khách hàng của mình.
ĐỒ UỐNG QUỐC DÂN - LY TRÀ LÀ ĐẦU CÂU CHUYỆN
Nhiều người qun nhau, nói chuyện với nhau và tạo được mối quan hệ chính là nhờ từ ly trà sữa, ở quán trà sữa. Nó được định danh là ĐỒ UỐNG QUỐC DÂN trong con mắt của các bạn trẻ. Thế nhưng, trà cũng không chỉ dành
cho thanh thiếu niên mà nó đã trở thành thức uống yêu thích của đông đảo giới
trẻ.
Đối với nhiều người, việc uống trà sữa được xem là một trong những
nhu cầu thiết yếu, thậm chí có một số người uống trà sữa hàng ngày.
Một nhân viên văn phòng ngay tại đường Nguyễn Công Trứ nói rằng, một ngày nếu không uống một ly trà sữa thì không chịu nổi, cảm thấy rất bứt rứt. Cô nói rằng thu nhập của cô đủ để chi trả mỗi ngày một ly, nhưng thật sự cũng chiếm một tỉ lệ cao trong gói tiền lương hàng tháng. Cô phải chắc chiu nhìn mua sắm nhiều thứ để có tiền uống trà hàng ngày.
Không chỉ như cô gái này, nhiều người tuy công nhận mức giá của một ly trà sữa có thương hiệu “rất chát” nhưng vẫn chi tiền hằng ngày đủ thấy sức hấp dẫn của loại thức uống này là không
hề nhỏ. Thậm chí, đối với nhiều người, uống trà sữa còn được xem như một sở
thích cá nhân có thể đặt ngang hàng với các đam mê như du lịch, mua sắm, xem
phim…
Lượn một vòng các trang mạng xã hội
như Facebook, Instagram không khó để bắt gặp những bài đăng check-in trà sữa đắt
tiền với những bức ảnh được chụp rất bắt mắt, có phần sanh chảnh. Nếu chỉ để
check-in thì khách hàng chỉ có thể đến một vài lần rồi thôi, trong khi nếu đến
các quán trà sữa vì nhu cầu đồ uống thì khách hàng vẫn sẽ quay lại hàng tuần hoặc
hàng ngày.
Trong những ngày đầu tiên phủ
sóng, trà sữa chỉ manh nha phục vụ chủ yếu cho giới học sinh, sinh viên, chỉ
trong một thời gian ngắn, thức uống này đã chiếm được cảm tình của một bộ phận
giới trẻ là những người làm việc ở các văn phòng, công ty cũng ưa thích lựa chọn
nhâm nhi sau những giờ giải lao.
Vì thế, trà sữa được ưu ái cho
cái tên “đồ uống quốc dân” bởi nó khiến giới trẻ mê mẩn, sẵn sàng xếp hàng dài
hay chờ đợi giao hàng để thưởng thức hương vị của một ly trà sữa đắt tiền. Đó
cũng là lý do khiến nhiều người, nhiều doanh nghiệp quan tâm và tiến vào thị
trường màu mỡ này.
CÁC THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA CẠNH TRANH QUYẾT LIỆT
Những tín đồ ăn uống đã không khỏi ngỡ ngàng khi những ông trùm của ngành thức ăn nhanh như MC.Donald, KFC cũng đã gia nhập thị trường trà sữa khi chính thức đưa loại thức uống này vào thực đơn bên cạnh các loại đồ ăn truyền thống của họ.
Gần đây nhất, The Coffee House tuyên bố chuỗi cửa hàng cà phê nhà kính sẽ gia nhập thị trường trà sữa nhiều tiềm năng bằng việc bắt tay với Ten Ren, thương hiệu Đài Loan, mở khoảng 40 cửa hàng trà sữa Ten Ren tại Việt Nam. Thực tế, trà sữa là một loại mặt
hàng đầu tư có nhiều ưu điểm và là một thức uống mang lại nhiều lợi nhuận hơn
các loại thức uống khác. Nếu công việc kinh doanh thuận lợi, chỉ sau thời gian
ngắn chưa đến một năm, chủ đầu tư đã có thể thu hồi được vốn ban đầu. Vì vậy,
không ít người đổ xô kinh doanh trà sữa.
Có thể nói, giữa thời mà nhà nhà
đua nhau mở quán trà sữa, các cửa hàng trà sữa muốn thu hút được sự chú ý của
khách hàng thì phải được đầu tư kỹ càng và quan trọng là trà sữa có thương hiệu.
Vì vậy mà hiều người kinh doanh KHÔNG NGẠI BỎ VÀI TỈ ĐỒNG để được nhượng quyền
thương hiệu nổi tiếng như Royaltea, Heekcaa, Dingtea, Bobapop… Thủ tục nhượng
quyền chỉ cần có đầy đủ giấy tờ, tuân thủ các điều kiện mà chủ sở hữu thương hiệu
gốc đưa ra và một khoản vốn thì ai cũng có thể mở một cửa hàng trà sữa cho
riêng mình.
Uống trà sữa rồi ăn vặt là một thú vui khó cưỡng của giới trẻ.
Đáng lưu ý, rất nhiều người nổi tiếng cũng lao vào lĩnh vực này với mong mỏi bằng danh tiếng của mình sẽ thu hút khách hàng tới quán. Quán Hebes của Hoa hậu Phạm Hương luôn đông khách. Soko Cha của diễn
viên Khương Ngọc được quảng cáo nhiều trên FB. Quán Maku của hoa hậu Thu Hoài, Chamichi của nhà văn Gào…
Vui là, giới trẻ check-in rần rần khi đến các quán này trên các trang mạng
xã hội nhưng sự trở lại thì không nhiều.
Trà sữa là mặt hàng kinh doanh
siêu lợi nhuận. Ở các cửa hàng lớn có tiếng, giá nguyên liệu khá cao nhưng nếu
nhập một số lượng lớn nguyên liệu về rồi chia đều cho các đại lý thì giá thành
sẽ rẻ hơn rất nhiều. Như vậy, việc bán ra một ly trà sữa sẽ thu về khoảng 50%
tiền lãi.
Việc đầu tư kinh doanh tà sữa
trong thời điểm hiện tại được đánh giá là khá an toàn, tỷ lệ thất bại cũng thấp
hơn đầu tư vào các nhóm ngành thực phẩm, ăn uống khác. Tuy nhiên, khi mà một thị
trường có quá nhiều thương hiệu cạnh tranh thì cuộc chiến sẽ ngày càng gay gắt
và không có sự khoan nhượng gì cả. Và trong cuộc chiến đó, những thương hiệu
kém hơn sẽ rớt khỏi cuộc chơi.
Nhận xét
Đăng nhận xét