Mới đây, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có cuộc tọa đàm về các dự báo đối với thị trường bia-rượu-nước giải khát năm 2017. Một sự báo đưa ra gây chú ý, do thuế tiêu thụ đặc biệt tăng thêm 5% từ đầu năm sau (tăng lên 65%) sẽ là một trong những nguyên nhân chính làm chậm đà tăng trưởng thị trường đồ uống có cồn.
THỊ TRƯỜNG BIA TẾT MẬU TUẤT SẼ TRẦM LẮNG
Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội VBA nhận định: " Thống kê từ các nhà máy thành viên trong Hiệp hội cho thấy, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân năm nay đạt khoảng 5,1%, tuy tăng trường dương nhưng thấp hơn so với những năm trước. Hiện nay đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp bia bị tồn kho, vì qua báo cáo thực tế từ một số doanh nghiệp đầu ngành đang ghi nhận sản lượng tiêu thụ giảm 5% và dư âm có thể kéo dài đến năm sau”.
Một số dự báo lại đưa ra khả năng tết năm nay thị trường sẽ bị dội hàng. Dự báo này chủ yếu dựa theo báo cáo của Bộ Công thương, thời gian qua sản lượng tồn kho tăng gần 89% so với năm ngoái, trong khi trước đây luôn giảm đều qua từng kỳ do vậy tết này thị trường bia sẽ báo hòa, nhiều đại lý có thể ôm hàng và... lỗ.
Đặc biệt, ông Nguyễn Văn Việt cũng cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do ngành chịu nhiều áp lực, nhất là áp lực từ các chính sách thuế và hải quan. Chỉ trong một thời gian ngắn mà ngành bia chịu nhiều thay đổi về thuế, năm 2015 tăng thuế đến đầu 2016 lại tăng và bây giờ 2018 tiếp tục tăng. Chính cách tăng thuế liên tục trong một thời gian ngắn đã ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng giá thành về phát triển hệ thống phân phối.
Một số thương hiệu đã ra thêm các nhãn hàng để đáp ứng nhiều phân khúc thị trường
CẦN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỐNG HÀNG NHẬP LẬU, HÀNG GIẢ
Điều đáng nói nữa, thuế tiêu thụ đặc biệt chênh lệch khá cao so với nhiều quốc gia trong khu vực nhưng theo lộ trình vẫn tiếp tục tăng, chưa biết đâu sẽ là điểm dừng. Số tiền nộp ngân sách nhà nước hai năm gần đây nhảy vọt do thuế suất tăng thêm 10%. Cũng chính vì vậy, người ta có thể thấy nhiều loại bia ngoại đang nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, như bia Chang của Thái Lan, Bia Lào, Trung Quốc, Camphuchia...
Một chuyên gia của phòng VCCI cho rằng, một chính sách thuế cao luôn kích thích thị trường phá sinh các vấn đề trốn thuế, hàng giả, nhập lậu từ nước ngoài tràn lan trên thị trường để trục lợi.
Chưa kể, một loạt các chính sách khác trong thời gian qua nhằm phòng chống tác hại của đồ uống có cồn, những đề xuất sẽ dán tem bia... đề làm các doanh nghiệp lo ngại và sản lượng cũng vì thế mà giảm. Việc xây dựng chính sách ngắn hạn cũng tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, các doanh nghiệp lo ngại khả năng thu hồi vốn khó khăn nên không đầu tư mới hoặc hiện đại hóa các thiết theo lộ trình.
Bia Sài Gòn vừa tung ra sản phẩm mới Saigon Gold cao cấp
Đồng thời, năng lực sản xuất trong nước đang chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi sự xâm nhập thị trường của các hãng bia nổi tiếng nước ngoài với lợi thế về mặt thương hiệu và tiềm lực tài chính. Một trong những nhãn bia hạng trung là bia Chang của Thái Lan đang mở rộng vào các quán, với đội ngũ tiếp thị hùng hậu tại khu vực Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là đối thủ nặng ký khi các sản phẩm bia trong nước phải đối đầu trự tiếp.
Ông Nguyễn Văn Việt cho biết, năm nay sản lượng tiêu thụ cả nước có thể đạt mốc 4 tỷ lít (so với năm ngoái là 3,78 tỷ lít), trung bình mỗi người dân tiêu thụ 42 lít bia, tăng 4 lít so với năm ngoái, gần vào tốp 20 quốc gia tiêu thụ bia lớn nhất thế giới.
Nhận xét
Đăng nhận xét