Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2017

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC RƯỢU

Trong dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 vừa qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc rượu nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Theo báo cáo của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ, trong 7 ngày tết, tổng số ca đến khám, cấp cứu do đánh nhau là 4.474 trường hợp, trong đó 550 trường hợp được xác định nguyên nhân do rượu bia. Trong số này có 20 trường hợp tử vong. Đồng thời, các bệnh viện trên cả nước đã tiếp nhận hơn 1.000 người bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có hơn 400 người bị ngộ độc rượu. Chỉ riêng tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, đã có 12 ca ngộ độc rượu, trong đó có 3 ca rất nặng (1 ca ở Vĩnh Phúc, 1 ca ở Hưng Yên, 1 ca ở Hà Nội). Thậm chí, có nơi một người ngộ độc rượu chết, mấy người trong xóm đến đưa ma uống tiếp số rượi còn lại và cũng bị ngộ độc...                             Tết nên đi du xuân hoặc chơi các môn thể thao để giữ gìn sức khỏe Nguyên nhân nhiều ca ngộ độc rượu nặng nă...

SABECO DỐC LỰC TRONG NĂM 2017

          Áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các hãng bia, thuế suất thuế TTĐB tăng thuế suất 5% từ ngày 01/01//2017. Tác động từ các chính sách phòng chống tác hại đồ uống có cồn đến hành vi và mức tiêu dùng của người uống bia. Những điều này khiến dự báo năm 2017 với ngành bia không hề dễ dàng.      Việc gia nhập hiệp định TPP và một loạt các hiệp định thương mại tự do đối với ngành bia, biến động tỷ giá, giá xăng, dầu, năng lượng tiềm tàng khả năng làm gia tăng chi phí nhập khẩu các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bia. Giá xăng, dầu có xu hướng tăng dẫn đến chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng theo. Tỷ giá có chiều hướng tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm bia. 1.       Các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản năm 201 7: - Sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt 1.660 triệu lít, tăng 5 % so năm 201 6; - Tiêu thụ Rượu, Cồn đạt 2,4 triệu lít, tương đương thực hiện năm 2016; - Tiêu thụ NGK đạt 39 triệu l...

LUẬT KIẾM QUỸ VÀ TIÊU TIỀN...

Mới đây, trên fb cá nhân của vị TBT Tạp chí Đồ uống Việt Nam HAT đã có một bài viết khá thú vị. Theo đó, ông cho biết tại Việt Nam hiện nay có nhiều điều chéo ngoe.  Theo ông, có những điều Việt Nam luôn tỏ ra mình hiểu biết và đi trước các nước, xem ra có vẻ mình tiến bộ, trong khi các nước phát triển họ nói chưa họ không làm, đất nước mình thiệt.  Những cái này nó liên quan đến các chính sách về môi trường, bảo vệ sức khỏe ở đỉnh cao với những nền kinh tế phát triển, nhiều nước đã phát triển họ cũng chưa làm, còn mình thì lăn vào hùng hục làm.  Hàng loạt qui định, nghị định, luật ra đời để hạn chế một số ngành tiêu dùng đặc biệt, với danh nghĩa bảo vệ sức khỏe, nhưng là gu tiêu dùng thì người dân không thể bỏ trong ngày một ngày hai. Do vậy, hàng trong nước bị hạn hẹp sản xuất và tiêu thụ thì hàng nước ngoài ồ ạt tràn vào lấp chỗ trống, chủ yếu hàng lậu nên nhà nước bị thất thu thuế, không quản lý được chất lượng, người dân phải tiêu dùng nhữn...

SABECO MỖI NGÀY LỜI 12,5 TỶ ĐỒNG

Một số thông tin gần đây cho thấy, Tổng công ty Bia – Rựou – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2016. Theo đó, doanh thu thuần trong quý 4/2016 đạt 8.834 tỷ đồng, tăng mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong quý 4/2016, Sabeco đã có 997 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2015.  Như vậy, tính lũy kế cả năm 2016 thì doanh thu của Sabeco đạt 30.666 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.655 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2015.  Tính ra, mỗi ngày Sabeco lãi 12,5 tỷ đồng.                       (Bia Sài Gòn được người tiêu dùng ưa thích) Đây cũng là năm Sabeco công bố số lãi “khủng” nhất trong các năm. Một lãnh đạo của doanh nghiệp này cho biết,  Sabeco đã có những nỗ lực rất lớn tập trung vào công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng bia ở nhiều phân khúc, đưa ra nhiều sản phẩm mới phù hợp và đ...

NGÂN SÁCH NGÀNH BIA RƯỢU ĐỨNG THỨ 2

Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam nộp ngân sách trong năm 2016 lên đến 35.000 tỉ đồng. Như vậy, mức ngân sách này đứng chỉ sau ngành Dầu khí, chiếm 3% tổng thu ngân sách cả nước. Trong đó, Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) với các đơn vị thành viên (hơn 40 doanh nghiệp) đã nộp 15.000 tỉ đồng. Tổng công ty Bia CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đứng thứ 2 và tiếp theo là Công ty TNHH Bia Heineken Việt Nam, Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam, Công ty CP Bia Sài Gòn – Bình Tây, Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Công ty CP Tập đoàn Hương Sen, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, công ty POLYCO…   Bên cạnh đó, ngành đồ uống cũng tạo thêm nhiều việc làm với lực lượng lao động tại các nhà máy cùng các đơn vị cung ứng nguyên phụ liệu, hệ thống các nhà phân phối, đại lý, nhà hàng, cửa hàng... Chỉ riêng cụm dự án vừa được đầu tư tại Đồng Tháp, với các nhà máy sản xuất Bao bì Sài Gòn-Đồng Tháp, nhà máy Bia Sài Gòn-Đồng Tháp, khi đi vào hoạt động hết công suất...

BIA KHÔNG CỒN SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

Nhiều nước trên thế giới đã sản xuất bia không cồn. Tại Việt Nam, lần đầu tiên Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Bình Tây sản xuất bia không cồn với thương hiệu Sagota. Đây là loại bia đã được chưng cất để bay hơi nồng độ cồn, trong bia chỉ còn có khoảng 0,5% độ cồn, vẫn giữ được hương bia. Bia không cồn Sagota ở dạng lon, có dung lượng 330 ml, dễ dàng bảo quản và vận chuyển, phù hợp với các đối tượng người ăn chay, lái xe thích uống bia và cần tỉnh táo để giữ an toàn trong những chuyến đi, dân đi "phượt"... vừa giải khát vừa vui, phụ nữ dùng làm đẹp khi trộn với bột kiều mạch để đắp mặt cải thiện làm da... Bia không cồn Sagota, nhãn hiệu bia được Hiệp hội Du lịch Việt Nam công nhận là Bia của Du lịch Việt Nam.