Trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ ĐƯỜNG bởi vì kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy con người ăn quá nhiều đường sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.
Tại Việt Nam, Chính phủ củng đang nghiên cứu việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựng loại nước giải khát có đường, chính là nhằm hạn chế việc sử dụng các loại sản phẩm này khi giá thành nó cao lên.
Bộ Tài chính đang chuẩn bị dự thảo để trình Quốc hội. Với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt này, nguồn thu ngân sách sẽ tăng hơn 5000 tỉ đồng từ năm 2019. Tuy nhiên, cái được sẽ là người dùng thận trọng hơn với những loại đồ uống có đường, bất kể là loại đồ uống nào, trừ sữa. Như vậy, khả năng phòng chống một số bệnh liên quan tới việc nạp quá nhiều lượng đường vào cơ thể sinh ra bệnh cũng sẽ giảm, do đó chi phí khám chữa bệnh giảm, tổng thể xã hội được lợi.
Người ta đang nghĩ tới nhiều phương án, nhưng chắc chắn các loại nước tăng lực, thứ nước giải khát hàng đầu được nhiều người ưa thích do uống xong cảm thấy tỉnh táo, dễ chịu, phải thay đổi cách chế biến, hoặc giá thành sẽ rất cao khiến giới tài xế thường hay uống sẽ phải tính toán.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có đường với nhiều loại khác nhau, như nước trái cây cô đặc, nước trà các loại, nước bí đao, các loại giải khát có tăng cường vitamine dành cho thể thao. Đó sẽ là Coca Cola, Pepsi, Tân Hiệp Phát, Hòa Bình, Vinasoy, Tân Quang Minh, Thành Thành Công.... và rất nhiều các nhà máy nhỏ khác. Đến nay, các doanh nghiệp chưa có nhiều phản hồi về chính sách này trên phương tiện thông tin đại chúng.
Năm qua, các thông tin quốc tế cho thấy nhiều hãng đang nghiên cứu thay đổi công thức trong sản xuất các sản phẩm nước giải khát của họ. Việc này chủ yếu đối phó với chính sách thuế mới. Thế nhưng, một sản phẩm quen thuộc đã định hình như thế, việc thay đổi hương vị liệu có được chấp nhận hay không, đây là một bài toán khó.
Các hãng lớn rốt ráo thúc đẩy công tác nghiên cứu, trong khi các hãng nhỏ thì chủ yếu đứng ngoài quan sát. Mặc dù vậy, một xu hướng tiêu dùng thực tế trong thời gian qua cũng hình thành sẽ giúp cho việc chuyển đổi sang công thức mới của các hãng có thể không đến nỗi gặp sự phản ứng ngặt nghèo.
Xu thế hiện nay cho thấy việc tuyên truyền ăn quá nhiều đường gây mập, mau già, tạo thức ăn cho tế bào ung thư, gây tiểu đường và các bệnh liên quan tim mạch... đã lan rộng và người tiêu dùng cũng nhận thức được các nguy cơ này. Do vậy, khi có sự tuyên truyền thì người tiêu dùng cũng dễ dàng chấp nhận sản phẩm mới.
Mặc dù vậy, cũng chưa ai nói trước được tình hình diễn biết thị trường thế nào. Tất cả đều phải chở đợi.
Tại Việt Nam, Chính phủ củng đang nghiên cứu việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựng loại nước giải khát có đường, chính là nhằm hạn chế việc sử dụng các loại sản phẩm này khi giá thành nó cao lên.
TĂNG THU HƠN 5000 TỈ ĐỒNG
Bộ Tài chính đang chuẩn bị dự thảo để trình Quốc hội. Với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt này, nguồn thu ngân sách sẽ tăng hơn 5000 tỉ đồng từ năm 2019. Tuy nhiên, cái được sẽ là người dùng thận trọng hơn với những loại đồ uống có đường, bất kể là loại đồ uống nào, trừ sữa. Như vậy, khả năng phòng chống một số bệnh liên quan tới việc nạp quá nhiều lượng đường vào cơ thể sinh ra bệnh cũng sẽ giảm, do đó chi phí khám chữa bệnh giảm, tổng thể xã hội được lợi.
Người ta đang nghĩ tới nhiều phương án, nhưng chắc chắn các loại nước tăng lực, thứ nước giải khát hàng đầu được nhiều người ưa thích do uống xong cảm thấy tỉnh táo, dễ chịu, phải thay đổi cách chế biến, hoặc giá thành sẽ rất cao khiến giới tài xế thường hay uống sẽ phải tính toán.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có đường với nhiều loại khác nhau, như nước trái cây cô đặc, nước trà các loại, nước bí đao, các loại giải khát có tăng cường vitamine dành cho thể thao. Đó sẽ là Coca Cola, Pepsi, Tân Hiệp Phát, Hòa Bình, Vinasoy, Tân Quang Minh, Thành Thành Công.... và rất nhiều các nhà máy nhỏ khác. Đến nay, các doanh nghiệp chưa có nhiều phản hồi về chính sách này trên phương tiện thông tin đại chúng.
THAY ĐỔI CÔNG THỨC THÀNH PHẨM, LIỆU CÓ ỔN?
Năm qua, các thông tin quốc tế cho thấy nhiều hãng đang nghiên cứu thay đổi công thức trong sản xuất các sản phẩm nước giải khát của họ. Việc này chủ yếu đối phó với chính sách thuế mới. Thế nhưng, một sản phẩm quen thuộc đã định hình như thế, việc thay đổi hương vị liệu có được chấp nhận hay không, đây là một bài toán khó.
Các hãng lớn rốt ráo thúc đẩy công tác nghiên cứu, trong khi các hãng nhỏ thì chủ yếu đứng ngoài quan sát. Mặc dù vậy, một xu hướng tiêu dùng thực tế trong thời gian qua cũng hình thành sẽ giúp cho việc chuyển đổi sang công thức mới của các hãng có thể không đến nỗi gặp sự phản ứng ngặt nghèo.
Xu thế hiện nay cho thấy việc tuyên truyền ăn quá nhiều đường gây mập, mau già, tạo thức ăn cho tế bào ung thư, gây tiểu đường và các bệnh liên quan tim mạch... đã lan rộng và người tiêu dùng cũng nhận thức được các nguy cơ này. Do vậy, khi có sự tuyên truyền thì người tiêu dùng cũng dễ dàng chấp nhận sản phẩm mới.
Mặc dù vậy, cũng chưa ai nói trước được tình hình diễn biết thị trường thế nào. Tất cả đều phải chở đợi.
Nhận xét
Đăng nhận xét